Tiền đạo là vị trí có nhiều vai trò cũng như phong cách thi đấu nhất trong số các vị trí ở trên sân. Có thể kể tên một vài biến thể của vị trí này như Poacher, Defensive Forward, Complete Forward hay False 9,… Tuy nhiên, trong bài viết này, Xoilac và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu Target Man là gì? Đây cũng là một biến thể khác của vị trí tiền đạo.
Target Man là gì trong bóng đá?
Target Man là gì? Target Man có nghĩa là tiền đạo làm tường khi được dịch sang tiếng Việt. Đây là mẫu tiền đạo có lối chơi dựa nhiều vào thể lực cũng như thể hình.
Đặc điểm của Target Man là gì?
Đặc điểm của Target Man là gì? Như đã đề cập, Target Man thường là mẫu cầu thủ cao to với một thể lực phi phàm. Lối chơi của họ chủ yếu dựa vào thế mạnh về thể chất cũng như thể lực trước đối phương.

Đúng như tên gọi khi được Việt hóa của vai trò này là “tiền đạo mục tiêu” hay “tiền đạo làm tường” thì nhiệm vụ của một Target Man có thể khá đa dạng như khả năng không chiến trong những pha tấn công hoặc hỗ trợ đồng đội tấn công. Một điểm đáng chú ý là họ rất ít khi sử dụng kĩ thuật. Đa phần những tiền đạo làm tường thường có kỹ thuật không tốt so với những kiểu tiền đạo khác.
Bên cạnh nhiệm vụ ghi bàn, một Target Man cần phải biết tạo ra khoảng trống cho đồng đội, làm tường, cũng như hỗ trợ để đội bóng tấn công cũng như xâm nhập vòng cấm. Khi đối đầu với một đội bóng sở hữu mẫu tiền đạo này thì việc cất cử hai cầu thủ theo kèm là điều bắt buộc. Tuy nhiên, điều đó làm cấu trúc đội hình ở hàng thủ đối phương có thể bị phá vỡ.
Vai trò của một tiền đạo làm tường là gì?
Vai trò của một Target Man là gì? Với một Target Man, sự hy sinh để đồng đội tỏa sáng là một điều khá quan trọng. Tiền đạo kiểu này có thể biến một đội bóng trung bình trở thành một đội bóng đáng gờm nhờ vào thể chất vượt trội của mình để có thể phá vỡ hàng phòng thủ bên phía đối phương.
Đa phần những câu lạc bộ tầm trung thường có xu hướng sử dụng các Target Man để đạt được chiến thắng trước những đội bóng xuất sắc hơn bằng những tình huống cố định hoặc có thể ghi bàn bất ngờ từ tuyến hai bởi lối đá mà họ sử dụng khá đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên, không chỉ những đội bóng tầm trung trở xuống mới dùng kiểu tiền đạo này mà ngay cả những ông lớn vẫn thường sử dụng “tiền đạo làm tường” để phát huy lối đá của mình. Và điều đặc biệt là đa số những Target Man thuộc hàng ngũ những đội bóng lớn thì thường có tố chất vượt trội hơn hẳn so với một Target Man thông thường.

Ví dụ như Giroud của đội tuyển Pháp có khả năng phối hợp và một chạm khá tốt, Mandzukic của Croatia thì chớp cơ hội nhanh như bản năng của một “Poacher” hay Edin Dzeko có khả năng đi bóng không tồi,…
Không chiến chính là thứ được coi là quan trọng của Target Man nhưng không hẳn là yếu tố tiên quyết. Một tiền đạo làm tường tốt cần biết hỗ trợ cho đồng đội từ hai bên cánh hay từ tuyến hai, có khả năng di chuyển hợp lý nhằm thu hút sự chú ý của hậu vệ đối phương tạo ra khoảng trống cho đồng đội xử lý bóng hai. Đặc biệt là trở thành “điểm nhận bóng” cũng như tranh chấp trên không là thứ đã làm nên thương hiệu của kiểu tiền đạo này.
Lấy ví dụ từ giải Ngoại hạng Anh, các đội bóng thường có xu hướng chơi tạt cánh và đánh đầu. Chính vì thế nên việc sở hữu những quân bài như tiền đạo làm tường là một lợi thế. Thậm chí, ngay cả Manchester City của Pep cũng có một Haaland mạnh mẽ trên hàng tấn công. Trong một trận cầu bế tắc và không thể tấn công trung lộ hay chơi bóng ngắn thì một mẫu tiền đạo như Target Man có thể chinh là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa ấy.
Những mẫu Target Man nổi tiếng của bóng đá thế giới
Những mẫu Target Man nổi tiếng có thể kể đến Olivier Giroud, Lukaku, Dzeko hay Salomón Rondón… Trong quá khứ thì có Peter Crouch, Vieri, Shearer hay Bierhoff,… Tiền đạo hiện thuộc biên chế Barcelona là Robert Lewandowski cũng đã từng chơi như một Target Man nhưng hiện anh đã dần tiến hóa với sự đa năng của mình. Cầu thủ người Ba Lan giờ đang là một “Complete Forward” và ngày càng hoàn thiện bản thân.
Sự khác biệt giữa Poacher và Target Man là gì?
Nếu như Target Man là mẫu tiền đạo thi đấu dựa nhiều vào thể hình và thể chất thì một Poacher không cần quá cao, không cần nhanh, không cần khỏe hoặc đôi khi lười di chuyển và thậm chí là không cần phải dứt điểm quá tốt. Tuy nhiên, họ phải là mẫu tiền đạo “mắn bàn thắng”.

Ngoài ra, phạm vị hoạt động của một Target Man rộng hơn so với một Poacher thông thường. Họ làm tường và phối hợp với đồng đội cả ở trong lẫn ngoài vòng cấm đối phương. Còn với Poacher, bạn sẽ chỉ thấy anh ta chủ yếu chạy chỗ để chọn vị trí, rình rập và sau đó là dứt điểm. Nhiệm vụ chính của một tiền đạo cắm phải làm là di chuyển trong vùng cấm của đối phương và tạo ra khoảng trống để nhận những đường chuyền chọc khe và đôi khi là các quả tạt của đồng đội để ghi bàn.
Đúng vậy, “Poacher” chính là mẫu tiền đạo có nhiệm vụ quan trọng nhất là ghi bàn cho đội bóng. Một Poacher đẳng cấp hoàn toàn có thể ghi từ 20 đến 30 bàn/mùa. Mẫu cầu thủ này giúp ích rất nhiều cho đội bóng nhưng lại có hạn chế là việc cả đội phải xây dựng lối chơi xung quanh anh ta.
Trong sơ đồ chiến thuật có Poacher, nếu như đội bóng đó không thể nắm quyền chủ động thì việc có một Poacher trên sân không khác gì việc “chấp người”, bởi vì anh ta không hề có nhiệm vụ phải phòng ngự. Hầu như mẫu cầu thủ như vậy không đóng góp nhiều vào việc di chuyển phát triển bóng chung của cả đội. Trong khi đó, nhiệm vụ chính của một Target Man là làm tường và hối hợp, không đặt cao việc ghi bàn.
Kết luận
Thắc mắc về Target Man là gì đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Hãy theo dõi Xoilac và chuyên mục tin bóng đá để theo dõi thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn nhất.
Không có bình luận nào!